HÌNH ẢNH VỀ LỄ SƠ KÊT PHÁT THƯỞNG HỌC KÌ I
Hình ảnh Phát thưởng dành cho học sinh giỏi nhất lớp Hình ảnh Phát thưởng dành cho Học sinh giỏi học kì I Tặng quà mùa xuân ấp áp tình người..
CHÚC MỪNG NĂM MỚI.
Để chào đón một năm mới an khang thịnh vượng nhiều may mắn. Các em học sinh lớp 7.7 đã làm những tấm thiệp để gởi đến các chiến sĩ biển đảo những lời chúc tốt đẹp nhất.
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015
Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015
20:05
Unknown
Thầy cô ơi!
Nắng vàng nhẹ rọi khung cửa sổ
Mây trắng lửng lơ, gió thoảng qua
Bụi phấn bay, rơi trên bục giảng
Tiếng cô thầy em nhớ mãi không quên
| |
Viên phấn trắng bảng đen quen thuộc
Tiếng nói cười vang vọng cả góc sân
Tà áo dài thướt tha vào lớp
Nụ cười cô thắm mãi trên môi
| |
Mới hôm nào cậu học trò lớp Một
Đứng nép mình bên bóng mẹ yêu
Mà giờ đây cậu học trò lớp Bảy
Đã lớn dần theo bài giảng thầy cô
| |
Mùa hiến chương về ngàn hoa đua nở
Bao sắc màu rực rỡ, lung linh
Thầy cô ơi! Người lái đò tận tụy
Hi sinh cuộc đời cho thế hệ tương lai
| |
Chúng em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi
Dâng bó hoa điểm mười rực đỏ
Kính tặng thầy cô - người lái đò thầm lặng
Chắp cánh ước mơ cho thế hệ mai sau./.
(Hồ Ngọc Hoàng, lớp 7/7, Trường THCS Lý Tự Trọng)
|
19:11
Unknown
Vào ngày 20/11, các thế hệ học sinh trên cả nước thường tặng hoa và quà chúc mừng các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Nguồn gốc của ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Cách đây 60 năm, tháng 8/1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.
Tháng 8/1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:
Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11/1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…
Tháng 8/1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:
Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11/1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…
Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.
Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Nguồn : Tổng hợp.
18:52
Unknown
TIẾT HỌC ĐẶC BIỆT
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đang đến gần. Trong mỗi một học sinh chúng tôi có cái gì đó rưng rưng, khó tả. Những kỷ niệm về Ngày Nhà giáo Việt Nam năm trước cứ ùa về…
Còn nhớ, hôm ấy là tiết sinh hoạt lớp. Thông thường, chủ trì tiết học này là cô giáo chủ nhiệm. Nhưng hôm ấy không phải thế: Chủ trì là 38 học sinh chúng tôi. Vì sao có sự “đổi ngôi” như vậy? Vì hôm ấy chúng tôi tổ chức buổi sinh hoạt tri ân thầy, cô giáo nhân kỷ niệm 32 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí vui tươi, ấm áp và tràn đầy tình cảm. Chúng tôi được Ban phân hội phụ huynh lớp giới thiệu về lịch sử, ý nghĩa của ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam; được tham gia văn nghệ, liên hoan bánh kẹo và đặc biệt được nói lên những tâm tư, tình cảm của chúng tôi đối với các thầy, cô giáo. Lớp trưởng Hồ Ngọc Hoàng đã nói hộ chúng tôi rằng: “Chúng con, những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới”, ham chơi, nghịch ngợm và lắm lúc làm thầy cô buồn lòng. Nhân buổi sinh hoạt tri ân hôm nay, cho phép chúng con gửi đến thầy, cô giáo lời xin lỗi, lời cảm ơn và hứa sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan, xứng đáng là cháu ngoan của Bác”. Cả lớp tôi như lắng lại, có cái gì đó rưng rức, xúc động trong mỗi chúng tôi. Càng xúc động hơn khi cô giáo chủ nhiệm cảm ơn, ghi nhận kết quả học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian qua và yêu cầu chúng tôi phải là một tập thể đoàn kết, cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa; những bông hoa điểm mười sẽ là món quà vô giá mà các thầy, cô giáo luôn mong đợi.
Tiết học hôm ấy thật đặc biệt phải không các bạn? Đó không phải là tiết học thầy giảng - trò ghi. Đó là tiết học có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách của mỗi chúng tôi: tôn sư trọng đạo. Dẫu biết nói lại là trùng lặp, song con vẫn muốn nói lại một lần nữa: Cảm ơn các thầy, cô giáo rất nhiều; chúc các thầy, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
Phan Văn Trí
Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015
Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015
07:00
Unknown
Tuần
|
Nội dung công việc
|
Kết quả
|
11
25-31/10
|
|
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015
00:05
Unknown
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày trọng
đại tôn vinh phái đẹp trên cả nước. Tuy nhiên, hẳn không phải ai cũng biết
nguồn gốc của ngày lễ đặc biệt này.
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất
nước có nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ
công nghiệp. Do đó, từ xa xưa người phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao
động chính trong việc nuôi sống cả gia đình. Không chỉ giỏi việc nhà phụ nữ
Việt còn đảm việc nước.
Minh chứng hùng
hồn là qua các thời kỳ đấu tranh chống ngoại bang, những cái tên như Trưng
Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, chỉ huy vạn quân, cưỡi voi đánh giặc, khiến quân thù
bạt vía đã đi vào lịch sử. Có không ít lời ca ngợi về khí thế "ngút
trời" của những nữ anh hùng này.
"Bà Trưng quê
ở Châu Phong
Giận phường tham
bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một
lời nguyền
Phất cờ nương tử,
thay quyền tướng quân..."
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phụ nữ Việt
Nam 20/10 - Ảnh 1
Hình ảnh Bà Trưng
đã đi vào thơ ca như những biểu tượng đẹp nhất là biểu tượng cho người phụ nữ
Việt Nam kiên cường bất khuất.
Thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ,
không kể xiết những tấm gương phụ nữ dũng cảm, kiên trung. Nữ Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu, dù chưa đủ 18 tuổi, nhưng đã dám quăng lựu
đạn giết chết và làm bị thương 20 tên giặc.
Không khai thác
được gì từ người con gái ấy, giặc Pháp đã tử hình cô. Khi đao phủ bắt cô quỳ
xuống, người con gái ấy quát lại bọn chúng một câu đã đi vào huyền thoại: “Tao
chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.
Câu nói đó của
người con gái Việt Nam trẻ tuổi đã khiến lũ giặc run sợ, chúng không ngờ trong
thân hình mảnh mai đó lại chứa đựng một ý chí phi thường, bất khuất.
Rồi Nguyễn Thị
Minh Khai, sau những ngón đòn tra tấn tàn bạo, bà đã lấy máu mình viết lên cánh
cửa phòng giam: “Dù đánh, dù treo, càng cương quyết/ Dù kềm, dù kẹp, chẳng sai
lời/ Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ/ Triệt để thực hành chết mới thôi”.
Nguồn gốc và ý
nghĩa của ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 - Ảnh 2
Nguyễn Thị Minh
Khai một trong những nữ anh hùng của Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân
Pháp.
Dưới chế độ nửa
thuộc địa, nửa phong kiến, tầng lớp phụ nữ Việt bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều
bất công. Khát vọng giải phóng dân tộc cũng vì thế mà sôi sục trong tâm trí phụ
nữ.
Những ngày đầu
chống Pháp, rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Thị Minh Khai, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế…
Tiếp đó, năm 1927
những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo chị em phụ nữ
tham gia như Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ
chức có tính chất riêng.
Năm 1928, Nguyễn
Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của
Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập
tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
Năm 1930, trong
phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ
giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300
xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh
của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn
phụ nữ tham gia.
Ngày 3/2/1930,
Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam
nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng
và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia
các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ
nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì thế, chỉ
một thời gian ngắn sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngày 20/10/1930,
Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam cũng được thành lập. Đảng Cộng sản cũng coi đây là
ngày tôn vinh chị em phụ nữ. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày
20/10/1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập, mà tiền thân là Hội
Phụ nữ phản đế Việt Nam.
Nguồn gốc và ý
nghĩa của ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 - Ảnh 3
Sinh thời chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người khẳng định:
“Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp, rực rỡ”, làm cách mạng mà không giải phóng phụ nữ thì mới giải
phóng một nửa thế giới và chỉ làm cách mạng giải phóng dân tộc để có độc lập
dân tộc thì phụ nữ mới được giải phóng.
Suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, trong hoàn cảnh bị tù đày và khi đã là lãnh tụ cách mạng, Người
cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã
hội, nhất là trong xã hội còn chịu ảnh hưởng tàn dư của chế độ phong kiến và đô
hộ, áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Nếu không giải
phóng phụ nữ thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Và chỉ có chủ nghĩa
xã hội mới thật sự đem lại lợi ích cho con người, trong đó phụ nữ được chăm lo,
được giải phóng. Đó cũng là công việc quan trọng trong công cuộc kiến thiết
nước nhà, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Người, nội
dung cơ bản là huy động phụ nữ tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn
lên, thật sự bình đẳng với nam giới. Muốn làm được điều đó, “phụ nữ cần phải
học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới,
để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử”.
Có thể nói, những
cơ sở pháp lý đó đã thật sự mở ra những cơ hội mới cho phụ nữ Việt Nam trên con
đường phát triển. Minh chứng cho thấy có hàng trăm công ty xí nghiệp có uy tín
cao trên thị trường trong nước, quốc tế do phụ nữ lãnh đạo. Nhiều người đã đạt
được thành tựu lớn lao góp phần vào sự phát triển chung của đất nước...
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015
Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015
Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015
18:00
Unknown
Kính thưa Ban giám khảo!
Kính thưa các thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Lời đầu tiên, cho phép em được gửi đến Ban giám khảo, thầy cô giáo cùng các bạn lời chúc sức khỏe, chúc Hội thi thành công tốt đẹp.
Thực hiện kế hoạch số 10/KHHTPL-LTT ngày 10/9/2015 của trường THCS Lý Tự Trọng về tổ chức hội thi hùng biện ”Câu chuyện đạo đức và pháp luật” dành cho học sinh cấp THCS; đồng thời thiết thực hưởng ứng năm an toàn giao thông 2015, em - Phan Văn Trí, học sinh lớp 7/7 xin trình bày bài hùng biện của mình với chủ đề: An toàn giao thông và trách nhiệm của mỗi học sinh.
Kính thưa các thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh!
Đề tài hùng biện của tôi bắt nguồn từ một vụ tai nạn giao thông rất thương tâm xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi. Hôm ấy, vào khoảng 12h15 ngày 10.4.2007, tại Km 1316+225 quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, xe tải 78K-2801 do tài xế Huỳnh Văn Dũng (36 tuổi) ở xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa (Phú Yên) điều khiển lưu hành hướng Bắc-Nam gây ra vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng khiến 04 học sinh tử vong và 01 học sinh khác cùng ở trường THPT Lê Thành Phương (xã An Mỹ, huyện Tuy An) bị thương rất nặng. Vụ tai nạn đã khiến các em Đinh Thị Lượm (học lớp 11B), Phạm Ngọc Lượng (học lớp 11B9) chết tại chỗ; em Trương Trần Lan Phương (học lớp 11B1) và Hồ Tấn Hiền (18 tuổi, học lớp 12) chết trên đường cấp cứu. Em Mai Nhật Nam (học lớp 10A1) bị thương rất nặng, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu hết sức nguy kịch.
Vụ tai nạn thật thảm khốc phải không các bạn? Hàng ngày, nhìn các con đến trường trong trang phục quy định của nhà trường, chắc hẳn ba mẹ các anh, chị ấy rất đỗi vui mừng và tự hào; các thầy cô giáo đã rất tin tưởng và kỳ vọng vào thế hệ học sinh mà mình đã quan tâm dạy dỗ; bao ước mơ, hoài bão mà thời gian không xa nữa các anh, chị ấy sẽ gặt hái được… Tất cả, tất cả đã không còn nữa. Giá như các anh, chị ấy cẩn thận hơn, giá như bác tài xế quan sát kỹ hơn và bao điều giá như khác nữa…nhưng đã chậm mất rồi.
Từ vụ tai nạn giao thông mà tôi vừa kể, hẳn trong chúng ta ai cũng ý thức được rằng tai nạn giao thông có thể xảy đến với bất kể người nào, bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu các bạn ạ! Vì vậy, chấp hành nghiêm túc Luật an toàn giao thông không là trách nhiệm của riêng bất cứ ai mà là của toàn dân và toàn xã hội.
Kính thưa các thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân cốt lõi nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Học sinh chúng ta có “góp phần” vào nguyên nhân ấy không. Xin thưa, hàng ngày học sinh chúng ta đã góp phần không nhỏ vào nguyên nhân ấy. Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm. Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng thay vì làm thế các bạn này lại cố phóng nhanh để vượt đèn đỏ. Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường hiện nay là học sinh đến trường bằng xe đạp điện hoặc được phụ huynh đưa đến trường bằng môtô, xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và cũng là nội quy nhà trường. Vào các giờ tan trường lượng người tham gia giao thông tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc, chật hẹp. Đã vậy, một số học sinh còn tụ tập thành nhóm trước cổng trường, ven các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va quẹt lẫn nhau rất dễ dẫn đến tai nạn. Và đặc biệt là học sinh chúng ta rất hay dàn hàng ngang giữa lòng đường cản trở các phương tiện khác tham gia giao thông, dẫn đến tình hình hỗn loạn trên đường phố.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để giảm bớt tai nạn giao thông?
Những năm gần đây, giáo dục văn hoá giao thông cho học sinh được ngành GD- ĐT quan tâm. Luật Giao thông đường bộ được đưa vào chương trình ngoại khoá ở các cấp học. Nhiều cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ cũng được ngành GD-ĐT phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức xã hội và các đơn vị tài trợ tổ chức; … đã góp phần thúc đẩy học sinh và người dân tìm hiểu, chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông... Với trường ta, đặc biệt mỗi năm vào dịp khai giảng năm học mới, nhà trường đã mời cán bộ của phòng CSGT Công an tỉnh về tuyên truyền Luật giao thông đường bộ; gắn các panô, áp phích trước cổng trường để tuyên truyền trực quan về an toàn giao thông; lấy việc chấp hành Luật giao thông làm tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm của học sinh… Tuy nhiên, việc chấp hành Luật giao thông vẫn chưa thực sự tốt, các bạn hãy thử quan sát một lần xem nhận xét của tôi có đúng không?
Kính thưa các bạn học sinh thân mến! Đã đến lúc, tôi, các bạn và tất cả mọi người không chỉ dừng lại ở lời nói mà phải bằng những hành động và việc làm cụ thể để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Vâng, chính bằng những việc làm cụ thể của tôi, bạn và tất cả mọi người trong xã hội mà thôi. Chúng ta không thể thờ ơ, thiếu trách nhiệm khi nói tai nạn giao thông là bất ngờ, là rủi ro, là do khách quan. Tai nạn giao thông hoàn toàn có thể tránh được nếu như mỗi một chúng ta đều có ý thức khi tham gia giao thông.
Hằng ngày chúng ta đi học hay đi chơi, trên các con đường chúng ta đi, xe cộ qua lại tấp nập. Ta không nên đi xe đạp người lớn, không chở quá hai người, luôn đi về phía tay phải theo hướng đi của mình. Không chăn thả trâu bò, đá bóng trên đường vì sẽ gây tai nạn cho người khác. Nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy và xe đạp máy. Khi đi trên đường phố hễ bắt gặp biển báo “Stop” thì nhớ dừng lại, đèn đỏ cũng vậy, chỉ đèn xanh mới được đi nhé. Nếu các bạn đi bộ thì cũng phải đi đúng phần đường, các anh chị lớp 8, 9 nhớ là chưa đủ tuổi điều khiển xe máy đâu đấy. Đồng thời mỗi một chúng ta phải là những những tuyên truyền viên tích cực về ATGT tại gia đình, cộng đồng và trường học để giảm thiểu tai nạn giao thông.
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước, ngay từ bây giờ cần có những suy nghĩ, hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. “Hãy chung tay vì một thế giới không còn tai nạn giao thông”.
Một lần nữa, xin kính chúc Ban giám khảo, quí thầy cô cùng tất cả các bạn một lời chúc sức khoẻ. Chúc cho tất cả đều an toàn khi tham gia giao thông.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)